Please wait 0 seconds...
Scroll Down and click on Go to Link for destination
Congrats! Link is Generated
Thời gian |
Sự kiện |
1698 | Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh Chúa Nguyễn
Phúc Chu vào Nam kinh lược
Huyện Tân Bình lúc bấy giờ chia làm 4 tổng: Bình Dương, Tân Long,
Phước Lộc và Thuận An. Dinh vừa là lỵ sở vừa là đơn vị hành chính. Dinh
Phiên Trấn chỉ quản huyện Tân Bình.
Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh lúc này phần lớn nằm trên đất huyện
Tân Bình và một phần đất huyện Phước Long. |
1732 | Chúa Nguyễn cho lập dinh Điều Khiển, đặt nha thự ở phía
nam dinh Phiên Trấn. Vùng Sài Gòn – Bến Nghé chính thức trở thành thủ phủ của cả Gia Định. |
1757 | Địa phận phủ Gia Định bao trùm cả Nam Bộ. Sài Gòn khi ấy nằm trên đất thuộc hai dinh Phiên Trấn và Trấn Biên. Phiên Trấn vẫn quản huyện Tân Bình. |
1772 | Tướng Nguyễn Cửu Đàm cho đắp lũy Bán Bích, để bảo vệ Sài Gòn - Bến Nghé. Lũy bao bọc các cơ quan quân sự, dân sự, phố chợ và nơi tập trung dân cư ở đô thị, đánh dấu lần đầu quy hoạch Thành phố. Từ đây, vùng Sài Gòn - Bến Nghé đã trở nên Thành phố với đầy đủ ý nghĩa của danh xưng này. Theo Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, giữa thế kỷ 17, phủ Gia Định (Nam Bộ ngày nay) có 950 thôn, riêng huyện Tân Bình có 350 thôn. |
T3/1790 | Xây thành Bát Quái, gọi là Gia Định kinh. |
T11/1799 | Chúa Nguyễn Ánh tổ chức lại việc cai trị đất Gia Định, chia vạch địa giới 3 dinh:
|
Thời gian |
Sự kiện |
1802 | Vua Gia Long bỏ Gia Định kinh, đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn, Quản 4 dinh
Địa bàn Thành phố lúc này phần lớn vẫn nằm trong huyện Tân Bình thuộc dinh Phiên Trấn và một phần nhỏ nằm trong huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên |
1808 | Đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành, Đổi dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An, Đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa. |
1832 | Giải thể Gia Định thành, đổi 5 trấn thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. |
1836 | Đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. |
1841 | Địa bàn Thành phố nằm trên đất phủ Tân Bình (tỉnh Gia Định) gồm cả 3 huyện Bình Dương, Tân Long, Bình Long và một phần nhỏ trên đất huyện Ngãi An và huyện Long Thành thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. |
T1/1860 | Thiếp lập tỉnh lỵ mới của tỉnh Gia Định tại thôn Tân Tạo, huyện Tân Long, phủ Tân Bình. |
11/04/1861 | Đô đốc Charner ra nghị định ấn định ranh giới thành phố Sài Gòn được giới hạn bởi rạch Bến Nghé, sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè và một đường ranh nối từ chùa Cây Mai đến phòng tuyến cũ đồn Chí Hòa. Lúc này Thành phố có khoảng 20 con đường. |
Thời gian |
Sự kiện |
1862 | 3 tỉnh miền Đông được chia thành 16 hạt (arrondissement) |
1864 | Đô đốc De La Grandière chia ba tỉnh miền Đông thành 7 khu vực chỉ huy: Bà Rịa, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn - Chợ Lớn, Tân An - Gò Công và Tây Ninh. |
1865 | 3 tỉnh Miền Đông được chia thành 13 hạt. Hạt Sài Gòn bao gồm địa bàn huyện Bình Dương và huyện Bình Long cũ, hạt Chợ Lớn là địa bàn huyện Tân Long cũ. |
3/2/1866 | Huyện Bình Dương hợp với huyện Bình Long thành hạt Sài Gòn. |
14/3/1866 | Tách huyện Ngãi An từ hạt Thủ Dầu Một (gồm 2 huyện Bình An và Ngãi An) đặt thành huyện Thủ Đức. |
1867 | Sau khi chiếm xong toàn bộ Nam Kỳ, thực dân Pháp đổi 6 tỉnh cũ thành 6 tỉnh mới, gồm 24 sở tham biện (inspection). Tỉnh Sài Gòn gồm 7 sở tham biện: Sài Gòn, Chợ Lớn, Phước Lộc, Tân Hòa, Tân An, Tây Ninh, Quang Hóa. |
1868 | Chia Nam Kỳ thành 27 hạt. Hạt Ngãi An được đổi tên là hạt Thủ Đức. Ngày 29 tháng 10 năm 1868, hạt Thủ Đức nhập vào hạt Sài Gòn. |
5/6/1871 | Nam Kỳ từ 27 hạt được giảm còn 18 hạt. Hạt Chợ Lớn gồm 2 huyện Tân Long và Phước Lộc. |
1872 | Tỉnh Sài Gòn có 5 hạt: hạt Sài Gòn (3 huyện Bình Dương, Bình Long, Ngãi An), hạt Chợ Lớn (2 huyện Tân Long, Phước Lộc), hạt Gò Công, hạt Tân An, hạt Tây Ninh. |
5/1/1876 | Đô đốc Duperré ra nghị định chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính (circonscription administrative): Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc. Mỗi khu vực được chia thành nhiều hạt (ar-rondissement). |
8/1/1877 | Tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố cấp I (municipalité de première classe). |
20/10/1879 | Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Villers ban hành nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn (municipalité de Chợ Lớn, khác với hạt Chợ Lớn) và xếp thành phố loại II. |
13/12/1880 | Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định thành lập khu Sài Gòn - Chợ Lớn (région de Saigon – Cholon), gồm thành phố Sài Gòn, thành phố Chợ Lớn và vùng phụ cận của hai thành phố này. |
1885 | Thống đốc Nam Kỳ ra quyết định đổi tên hạt Sài Gòn (ar-rondissement de Saigon) thành hạt Gia Định (arrondissement de Giadinh) để phân biệt với thành phố Sài Gòn (ville de Saigon). |
12/11/1887 | Tổng thống Pháp ra sắc lệnh lấy Sài Gòn làm thủ phủ của toàn Đông Dương và thiết lập phủ Toàn quyền tại Sài Gòn. |
17/12/1894 | Thống đốc Nam Kỳ ban hành nghị định nới rộng phạm vi thành phố Sài Gòn lên phía Bắc, lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều (đường Cách Mạng Tháng Tám ngày nay) làm ranh giới. |
20/12/1899 | Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi các hạt (arrondissement) thành tỉnh (province) và chia Nam Kỳ thành 3 miền: Miền Đông, Miền Trung, Miền Tây. Hạt Gia Định gọi là tỉnh Gia Định, hạt Chợ Lớn gọi là tỉnh Chợ Lớn, hạt Biên Hòa gọi là tỉnh Biên Hòa. |
1910 | Địa bàn thành phố Sài Gòn bắt đầu giáp ranh với thành
phố Chợ Lớn. Địa bàn thành phố Sài Gòn tương ứng với các quận 1, 3, 4
ngày nay. Thành phố Chợ Lớn rộng gần bằng thành phố Sài Gòn, tương ứng với địa bàn Quận 5, một phần Quận 6 và một phần Quận 10 ngày nay. Tỉnh Gia Định gồm 18 tổng, 200 xã thôn. |
1917 | tỉnh Gia Định có 4 quận: Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức |
27/4/1931 | Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành
lập địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn (région de Sài Gòn - Chợ Lớn), diện
tích 5.100 ha, diện tích này rộng gấp đôi dự án xây dựng Sài Gòn theo bản
đồ của Coffyn năm 1862. Về hành chính khu chia thành mười tám hộ, đánh số từ 1 đến 18, về quản lý trị an chia làm 5 quận cảnh sát (Sài Gòn 3 quận, Chợ Lớn 2 quận). |
Thời gian |
Sự kiện |
30/5/1954 | Vua Bảo Đại ký dụ đổi địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn ra đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. |
1955 | thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn được gọi tắt là đô thành Sài Gòn |
22/10/1956 | Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ra Sắc lệnh số 143-NV đổi đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn thành thủ đô Sài Gòn và đổi tên 22 tỉnh ở địa phận Nam Việt. Tỉnh Chợ Lớn bị bãi bỏ, phần lớn diện tích chuyển qua tỉnh Long An. Địa bàn Trung Quận chuyển về tỉnh Gia Định và lập thành Quận Bình Chánh. |
8/4/1957 | Thành lập Quận Bình Chánh thuộc tỉnh Gia Định |
29/4/1957 | Nghị định số 138-BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Nội vụ ấn định tỉnh Gia Định gồm 6 quận (ngoài bốn Quận Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè; lập thêm hai quận mới Bình Chánh và Tân Bình). |
27/3/1959 | Nghị định số 110 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về việc chia đô thành Sài Gòn ra 8 quận: Nhất, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám. |
17/1/1967 | Sắc lệnh số 9-SL/ĐUHC của Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương về việc thành lập quận 9 trên cơ sở hai phường An Khánh và Thủ Thiêm. |
1/7/1969 | Sắc lệnh số 073-SL/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa về việc thành lập quận 10 và quận 11 trên cơ sở một số phường của các quận 3, 5, 6. Đô thành Sài Gòn gồm 11 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. |
1972 | tỉnh Gia Định gồm 8 quận: Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức,
Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ, Quảng Xuyên.
Từ đây, những địa danh và địa giới các quận của tỉnh Gia Định và đô thành Sài Gòn được giữ nguyên cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. |
Thời gian |
Sự kiện |
3/5/1975 | Theo Quyết định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định đổi thành thành phố Sài Gòn - Gia Định, đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Quân quản thành phố. |
20/5/1976 | Theo Quyết định số 301/UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chia thành 12 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức |
2/7/1976 | Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 6, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. |
18/9/1976 | Nghị định số 164-CP của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập huyện Côn Sơn trên đảo Côn Sơn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh |
29/12/1978 | Nghị quyết của Quốc hội khóa 6, kỳ họp thứ 4 về việc sáp nhập huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai vào Thành phố Hồ Chí Minh. |
18/12/1991 | Quyết định số 405-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ. |
6/1/1997 | Nghị định số 03/CP của Chính phủ về việc thành lập các quận mới ở Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Thủ Đức được chia làm 3 quận: quận 2, quận 9, Thủ Đức. Huyện Nhà Bè tách một phần để lập quận 7. Huyện Hóc Môn tách một phần để lập quận 12. Thành phố Hồ Chí Minh có 17 quận và 5 huyện. |
5/11/2003 | Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc
thành lập 2 quận mới là Bình Tân (tách ra từ huyện Bình Chánh) và Tân
Phú (tách ra từ quận Tân Bình) Từ đây, Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận, 5 huyện, 254 phường, 63 xã, thị trấn, diện tích 2.093 km2. Khu vực nội thành gồm 19 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú (thuộc nội thành cũ) và các quận: 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức (nội thành mở rộng) với diện tích 492,22 km2 với 254 phường. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, diện tích 1.601,48 km2 với 5 thị trấn và 58 xã. |
9/12/2020 | Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh |
1/1/2021 | Thành phố Thủ Đức đã chính thức được
thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Với phương án này, thành phố Thủ Đức có 34 phường và tổng diện tích tự nhiên là 211,56 km2, quy mô dân số 1.013.795, giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, Quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Như vậy, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh có 21 đơn vị hành chính cấp quận/huyện, gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố trực thuộc; 312 đơn vị hành chính cấp phường/ xã/ thị trấn, cụ thể gồm 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn |
Tags:
Sài Gòn